Bài 1: Giới thiệu về cuốn sách kinh điển “Tâm lý thị trường chứng khoán” – GiaoThong

Giới thiệu về cuốn sách kinh điển “Tâm lý thị trường chứng khoán”

Tâm lý thị trường chứng khoán
Tâm lý thị trường chứng khoán

Một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm 123 trang, được xuất bản lần đầu năm 1912, nhưng tới thời điểm hiện giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nó là cuốn sách mỗi khi tôi cảm thấy băn khoăn, cảm thấy mất niền tin hoặc cảm thấy dần đánh mất sự kiên định của mình trước thị trường là tôi lại giở ra xem vài trang, cố gắng cảm nhận nó và cố gắng thấm thêm một chút. Giá bìa rất rẻ, chỉ có 29K (giá bán 23K) nhưng không hiểu sao liên tục hết hàng. Lần trước tôi đặt được từ Tiki, nhưng giờ tìm lại thì lại thấy hết. Trong đám sách về chứng khoán có trên thị trường, có lẽ đây là cuốn tôi thấy có giá trị nhất.

  1. Chương 1 về vòng quay đầu cơ, nói về tính chu kỳ của thị trường giá lên và giá xuống, nói về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của con người, đó chính là yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư và đầu cơ.
  2. Chương 2 về suy luận ngược và những hệ lụy, mà trong đó phần gây sự bất ngờ nhất chính là câu “Tiền chính là sức mạnh của thị trường – số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào”. Đó là lý do một tay to nào đó có thể làm ảnh hưởng tới việc giá một cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống, đám đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ không mang lại nhiều ảnh hưởng cho lắm. Chương này cũng cho chúng ta biết một sự thật rằng những người thường xuyên nói và viết về thị trường lại sai nhiều hơn đúng.
  3. Chương 3 nói về “họ” – có lẽ chính là đối tượng mà chúng ta thường họi là nhà cái, là nhà tạo lập thị trường MM (mặc dù ở VN khái niệm này chưa hoàn chỉnh). Phần lớn các nhà đầu cơ & đầu tư sẽ cố suy xét xem “họ” định làm gì, đánh lên hay đánh xuống và sẽ cố gắng lướt sóng cùng với tay to.
  4. Chương 4 về nhầm lẫn giữa hiện thực và tương lai – dự báo. Chương này sẽ khuyên chúng ta tập trung nhiều hơn vào phân tích và tính toán, thay vì lãng phí thời gian mong chờ một điều gì đó. Chương này cũng đề cập cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1900, nó có vẻ không khác lắm so với bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi anh Trắm đắc cử một cách bất ngờ và làm TTCK Việt rơi béng gần 20 điểm trong phiên.
  5. Chương 5 là nhầm lẫn về cái riêng và cái chung. Để có được thành công nhất chúng ta cần phải “hoàn toàn quên đi trạng thái của anh ta trên thị trường, quên đi cả lợi nhuận lẫn thua lỗ… và phải gắn suy nghĩ của anh ta vào trạng thái của thị trường…”. Việc mua hay bán sẽ phụ thuộc vào thước đo niềm tin hay sự bi quan của người tham gia trên thị trường.
  6. Chương 6 là khủng hoảng và bùng nổ. Chương này có thể giúp chúng ta nhận ra rằng luôn cần một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao (để chạy cho dễ, nhưng gặp TTF cũng mất điện) hoặc là cần duy trì một lượng tiền mặt trong tài khoản. Những cơn khủng hoảng thường là kết quả của sự cùng đường hơn là những suy nghĩ bi quan. Chương này cũng đề cập việc TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng nó luôn đi trước thực trạng của nền kinh tế một thời gian.
  7. Chương 7 – tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ. Chương này nó về việc đặt lệnh mua hoặc bán theo nhiều bước giá khác nhau. Phần này cũng giúp chúng ta có suy nghĩ rõ hơn về việc chia lệnh mua – bán thành nhiều giai đoạn và đỡ có suy nghĩ “tất tay (all-in)”. Chương này sẽ giúp hình thành khái niệm “hỗ trợ” và “kháng cự”.
  8. Chương 8 – Tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Chương này đề cập tới một vấn đề rất hay là sự “linh cảm”. Linh cảm của nhà đầu tư có lẽ không khác linh cảm của một trinh sát trong câu chuyện của các nhà văn về trinh thám hay truy bắt tội phạm.

Đường link mua sách trên Fahasa

GiaoThong – 11/2016

#GiaoThong | #LuaChonCoPhieu

Bài 17: Giới thiệu các cuốn sách (nước ngoài) về chứng khoán – GiaoThong

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top