Đánh giá nhanh KQKD 2016 mã SVN
Nhân trên F319 có bác đề cập tới kết quả kinh doanh của SVN bị âm doanh thu trong Q4/2016, tôi có xem qua BCTC Q4/2016 và BCTC kiểm toán năm 2015. Dưới đây là những điểm cần làm rõ nếu định phân tích tình hình doanh nghiệp làm căn cứ cho việc đầu tư:
Tôi thấy phần giải trình của BCTC Q4. Với sản phẩm ngừng kinh doanh thì không ảnh hưởng tới doanh thu âm, mà do công trình Bỉm Sơn.
Nhưng phần này có gì đó chưa chuẩn. Theo tôi hiểu nếu đây là nợ xấu thì phải trích lập dự phòng trước đây, rồi làm thủ tục để hủy khoản nợ xấu đó nếu không có khả năng thu hồi. Khi đó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Vì vậy nên xem báo cáo tài chính có kiểm toán của năm trước (2015) để xem ý kiến của kiểm toán về vụ này thế nào.
Sau khi áp dụng thông tư 200 thì việc ghi nhận doanh thu bị xiết chặt, nên có thể có điều chỉnh trong báo cáo kiểm toán của năm trước rồi. Nếu muốn chính xác hơn thì đợi báo cáo TC kiểm toán của 2016.
Vừa nhìn qua BCTC KT 2015 của SVN, có mấy điểm sau cần lưu ý:
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 37 tỷ. Trong khi đó không thấy có trích lập gì mặc dù khoản doanh thu của Bỉm Sơn được ghi nhận và dự án đã thực hiện từ 2010. Như vậy phần kiểm soát công nợ của doanh nghiệp lỏng lẻo.
- Phải thu ngắn hạn khác 13,8 tỷ, tăng nhiều so với năm 2014 (5,3 tỷ)
- Hàng tồn kho 22 tỷ, tăng 10 tỷ so với năm 2014
- Năm 2015 bay toàn bộ TSCĐ, chắc bán toàn bộ?
- Năm 2015 đầu tư tài chính 188 tỷ (năm 2014 không có), như vậy chắc thanh lý toàn bộ TSCĐ để chuyển sang làm đầu tư tài chính vào công ty liên doanh liên kết. Có lẽ trên hệ thống kế toán chuyển phần khoản phải thu dài hạn sang đầu tư tài chính?
- Vốn góp của CSH là 200 tỷ thì trong đó có 188 tỷ đem đầu tư vào công ty con và LK
- Gần như không có quỹ đầu tư phát triển, có nghĩa là không có phần tích lũy qua các năm
- Doanh thu 80 tỷ so với tổng phải thu ngắn hạn là 50 tỷ, tồn kho 22 tỷ, phải trả người bán 45 tỷ.
- Lợi nhuận chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính, có nghĩa là được chia từ lợi nhuận của công ty con. Nếu có thằng con nào đó làm ăn vớ vẩn là tèo.
- Tuy nhiên nếu tính về tỷ lệ lợi nhuận thì rất hợp với bác VTN vì năm 2015 EPS là 365đ so với năm 2014 là 210đ
- Điểm sáng là lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD dương
- Phần liên quan tới doanh thu trong thuyết minh: Có lẽ công ty không làm đúng theo mình viết?
- Năm 2015 cũng không thấy có đề cập gì đến Bỉm Sơn, không biết cái khoản nợ phải tu 7,7 tỷ nó nằm trong phần nào.
- Năm 2015 cũng rất sang trọng cho HDQT vay tiền không tính lãi 4 tỷ. Tổng cộng các khoản phải trả phải nộp của HĐQT là 5,1 tỷ.
- Phải thu ngắn hạn của Nguyễn Hải Đăng là 10 tỷ?
Phân tích báo cáo tài chính Q4/2016 của SVN
- Các khoản Phải thu ngắn hạn Q4/2016 tăng khủng khiếp, lên tới 120 tỷ so với 51 tỷ của đầu năm 2016. Trong đó phải thu của khách hàng chiếm 114.5 tỷ. Cho vay ngắn hạn là 5.1 tỷ.
- Không hề có dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
- Hàng tồn kho giảm từ 22.6 tỷ xuống còn 12.1 tỷ
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 188 tỷ xuống còn 115 tỷ. Như vậy ở đây có một game lớn về việc đầu tư vào công ty con và công ty liên kết
- Nợ ngắn hạn giảm từ 54 tỷ xuống còn 24.6 tỷ
- Trong năm 2016 tăng vốn đầu tư của CSH từ 200 tỷ lên thành 210 tỷtỷ
- Tổng nguồn vốn giảm từ 263 tỷ xuống còn 250 tỷ
- Doanh thu của 2 năm tương đương, lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng hơn (9,8 tỷ so với 8,7 tỷ), tuy nhiên khoản lợi nhuận khác âm cho nên lợi nhuận sau thuế TNDN chỉ còn 6,7 tỷ so với 7,3 tỷ năm trước và vì vậy EPS cũng chỉ còn 321đ so với 347đ năm trước.
- Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ có khoản “tiền chi cho vay, mua lại công cụ nợ của đơn vị khác” khoảng 8,7 tỷ. Phần này cần xem kỹ trong thuyết minh BCTC (rất tiếc không có trong BCTC Q42016)
Lưu ý:
Các phân tích và nhận xét nói trên dựa vào BCTC của doanh nghiệp. Các bài phân tích này không đưa ra khuyến cáo mua hay bán. Các nhà đầu tư nên xem kỹ báo cáo và thông tin của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định của mình.
Chào bác, bác dạo này khỏe ko ạ? Cổ tức vẫn lĩnh đều chứ ạ?
Lâu rồi ko thấy bác lên bài mới để anh em hóng.