Bài 23: Cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức tiền và lãi suất kép

Lãi kép

Trong đầu tư thì bài toán lãi kép là quan trọng, tức là phải làm thế nào để lãi nhập vào gốc và làm tăng vốn.

Chính vì thế những mã trong quá trình phát triển doanh nghiệp vừa tăng lợi nhuận vừa tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư thực hiện được bài toán nói trên một cách rất tốt.

Nếu chỉ đơn thuần trả cổ tức bằng tiền thì thời gian thu hồi vốn sẽ lâu hơn nhiều với phương pháp hỗn hợp là vừa tiền vừa cổ phiếu. Nếu nhận được cổ tức tiền cũng lại dùng để mua thêm cổ phiếu thì cũng giúp lãi nhập gốc để tăng vốn. Tuy nhiên những mã mua cổ phiếu để ăn cổ tức thường thanh khoản không cao, và người bán ít khi muốn bán rẻ.

Như vậy gốc rễ của vấn đề là phải tìm được doanh nghiệp làm ăn tốt, trả cổ tức cao & đều, có dư địa tăng trưởng và sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận của quá trình tăng trưởng đó thông qua chia thêm cổ phần cho cổ đông. Kiếm được những doanh nghiệp đó thì có thể nắm giữ dài hạn được.

Các câu hỏi thường gặp

1. Liệu tôi có nên giữ những mã như thế này trong tài khoản, hay là khi giá nó tăng vì có tin chia cổ tức khủng thì tôi bán ra thu luôn lợi nhuận về thay vì phải chờ hàng năm trời?

2. Liệu tôi có nên bán trước ngày chốt rồi sau đó mua lại hay là lăn chốt?

3. Liệu tôi có nên bán bớt một phần, lăn chốt một phần?

Theo tôi thì câu trả lời là CÒN TÙY.

Tùy theo mức lợi nhuận kỳ vọng của bạn là bao nhiêu. Nếu lợi nhuận kỳ vọng của bạn là 20%/năm và ngay lập tức bạn đạt 30% năm thì có thể cần cân nhắc.

Nhưng hãy lưu ý, những mã làm ăn tốt, tẳng trưởng và chia cổ tức khủng thì thường giá sẽ tăng liên tục đồng thời P/E cũng tăng cao (dùng P/E/G <= 1)

Cho nên khả năng bán đi khi có lãi nhưng sau đó thấy cổ phiếu tiếp tục tăng không dám cover lại vì nghĩ nó cao quá rồi hoặc là nghĩ nó sẽ rẻ lại để mua, là một trường hợp không hiếm thấy.

Trước đây tôi có chia sẻ, lấy cổ tức chia thị giá để rồi so sánh với lãi suất ngân hàng để làm căn cứ đánh giá và định giá cổ phiếu.

Nhưng với những mã tăng trưởng kết hợp với tăng vốn thì không dùng cổ tức tiền để đánh giá, mà phải dùng cặp giá trị cổ phiếu thưởng và cổ tức tiền thì mới phù hợp (vì thị giá thường cao, nếu chỉ so sánh cổ tức tiền thì không ý nghĩa)

Trong Bài 22: Đánh giá nhanh cổ phiếu CLC chúng ta có phân tích về cổ phiếu này, tôi sẽ lấy nó ra để làm ví dụ kỹ hơn dưới đây.

Ví dụ (mã CLC)

CLC chuẩn bị chia cổ tức cổ phiếu 2:1 (vẫn có cổ tức tiền 20% trên vốn CSH mới) và phát hành giá ưu đãi 20K tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu (thị giá là 68-70K, giá trị sổ sách >32K)

1. Trong bản cáo bạch và trong nghị quyết ĐHCĐ bất thường, lý do CLC trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là để tăng vốn với 2 mục tiêu chính (a) đầu tư thêm 2 dây chuyền đầu lọc (b) giảm áp lực tài chính của lãi vay ngắn hạn

Mục (a) thì giúp cho phát triển sản xuất và tăng tính cạnh tranh, giúp tăng năng suất lao động
Mục (b) thì làm tăng tính hiệu quả hoạt động

2. Trong BCTC Q4 của CLC có thể thấy

  • Vốn góp của CSH là 131 tỷ
  • Quỹ đầu tư phát triển là 160 tỷ
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 154 tỷ (sau khi trừ đi các quỹ thì còn khoảng 140 tỷ)
  • Tổng tiền của công ty có để trả cổ tức, tăng vốn là 300 tỷ

Như vậy với số tiền của công ty, có thể chia ngay cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:2.2 chứ không phải theo tỷ lệ 2:1 như kế hoạch.

Nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu thì cần 65.5 tỷ
Sau khi tăng vốn lên thành 1:1 (2:1 trả cổ tức cổ phiếu; 2:1 phát hành thêm) thì tổng VCSH là 262 tỷ
Trả cổ tức tiền mặt tối thiểu 20% trên vốn mới ==> Phần này mới là hay. Cổ đông vừa góp thêm 131 tỷ (giá 20K 2:1) cùng với 65.6 tỷ tăng vốn từ LN chưa phân phối và quỹ ĐTPT nên số tiền mà CLC có sau khi tăng vốn sẽ là:

  • Vốn cũ: 131 tỷ
  • Vốn mới: 262 tỷ
  • Thặng dư vốn cổ phần 65,5 tỷ

Tiền từ quỹ ĐTPT và LNST chưa phân phối là 300 tỷ – 65,5 tỷ = 234 tỷ. Giả sử công ty lấy số tiền dư này trả cổ tức cho cổ đông thì mỗi cổ phiếu sẽ nhận (theo vốn mới) là 8900đ :DThôi thì lấy tạm mỗi cổ phiếu 50% là được rồi, phần còn lại để công ty tiếp tục tái đầu tư.

Vốn chủ sở hữu

Sau khi tăng vốn thì sẽ giảm được khoản chi phí lãi vay (hiện tại là 15 tỷ/năm) như thế sẽ tăng được lợi nhuận năm 2018.

[​IMG]

3 quý đầu 2017 lợi nhuận tăng 24% so với năm 2016 cho nên lý do Q417 thấp hơn Q416 theo tôi là công ty muốn để dành số cho năm mới khi áp lực tăng vốn cũng phải kèm theo áp lực tăng lợi nhuận. Với công ty thì ngoài việc tăng các phần liên quan tới khấu hao thì việc giữ số (các đơn hàng dự án, chưa xuất hóa đơn trong tháng 12 mà chuyển sang tháng 1) là rất dễ dàng.

Với cổ đông thế nào:

  • Giả sử 1 cổ đông tại thời điểm hiện tại mua 1K CLC với giá 70K/cp trước 30/01.
  • Trước ngày 09/03 cổ đông nộp 20K mua thêm 0.5K CLC với giá 20K/cp và được nhận thêm 0.5K cp thưởng
  • Tổng cộng cổ đông trả 90Mvà nhận được 2K CLC
  • Cổ tức của 2017 bằng tiền là 20% = 2K (tối thiểu) nên chi phí thực trả là 88 M
  • Tương đương với mỗi cổ phiếu có giá 44K

Giả sử phần số công ty chuyển từ 2017 sang 2018 tương đương với 15 tỷ LNST và tiết kiệm được 10 tỷ chi phí lãi vay năm 2018 thì LNST của 2018 sẽ khoảng 110tỷ + 15 tỷ + 10 tỷ = 135 tỷ tương đương với 27% YoY. Phần này chưa xét tới việc nâng cao năng lực sản xuất và tăng giá bán do đầu tư dây chuyền mới do công suất hệ thống hiện tại đã gần như hết 100%)

Như vậy EPS của năm 2018 sẽ khoảng 5200đ/CP.

Nếu tạm lấy P/E = 10 (vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến) thì giá của CLC sẽ ở khoảng 52K.

Năm tới áp lực đầu tư và tăng thêm vốn chưa nhiều, nên công ty có thể dành khoảng 70% LNST để trả cổ tức, như vậy mỗi cổ phiếu sẽ nhận được khoảng 3K/cp.

Chi phí của cổ đông trong ví dụ trên sẽ là 44-3 = 41K với thị giá 52K tương đương với 27% lợi nhuận trong 1 năm. Đương nhiên với nhiều người thì việc chờ đợi 1 năm để chỉ được 27% lợi nhuận là rất lâu, tuy nhiên với nhiều NĐT để kiếm được lợi nhuận cao hơn kha khá so với tiền tiết kiệm thì cũng là một phương án tốt.

Sang các năm 2019 và 2020 thì những dây chuyền mới sẽ tăng năng suất và công suất của toàn hệ thống nên chắc chắn doanh thu và biên lợi nhuận sẽ được cải thiện. Nhưng lúc đấy thì xa quá rồi, khỏi cần phân tích.

Lưu ý các tính toán trên là chủ quan của tôi, không phải các thông tin trong bản cáo bạch phát hành cổ phiếu ra công chúng của CLC. Các bác có thể tham khảo thông tin trong bản cáo bạch để nắm được chi tiết hơn.

Mặc dù là công ty nhà nước, nhưng qua tiếp xúc tại ĐHCĐ và qua các báo cáo mà CLC công bố, có thể thấy BLĐ của công ty khá đàng hoàng, làm ăn nghiêm túc và tôn trọng cổ đông. Việc tăng vốn cũng là một trong những nội dung mà cổ đông kiến nghị trong ĐHCĐ 2017 nhằm tăng lượng cổ phiếu và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top