Bài 6: Định giá doanh nghiệp – GiaoThong

Định giá doanh nghiệp

Liên quan tới giá trị doanh nghiệp hay tính theo từng cổ phiếu thì là định giá cổ phiếu, sẽ có nhiều phương pháp tính khác nhau. Có những người như Warren Buffett sẽ tính cả giá trị hữu hình và giá trị vô hình (thương hiệu, bằng sáng chế) nhưng ông thầy là Benjamin Graham thì chỉ tính giá trị hữu hình. Nếu không tính giá trị vô hình, có thể bỏ qua mất các tài sản ẩn (vd những miếng đất mặt tiền phố cổ).

Theo tôi thì việc định giá là xác định chính xác các giá trị của doanh nghiệp trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các giá trị mang lại từ vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng cạnh canh của sản phẩm và dịch vụ, các yếu tố về khách hàng và kênh phân phối, các năng lực của doanh nghiệp về quản trị chi phí và quản trị rủi ro, biên lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng…

Rất nhiều nội dung đã được đưa ra như vấn đề vòng quay vốn, khả năng thanh toán, hàng tồn kho chậm luân chuyển, nợ quá hạn và nợ xấu.. là các yếu tố rủi ro cần quan tâm và có thể doanh nghiệp chưa có đủ năng lực quản trị cần thiết để quản lý.

Sau khi đưa tất cả lên bàn cân, chúng ta sẽ xác định một giá phù hợp cho doanh nghiệp đó. Giá này khi tính trên từng cổ phiếu đang lưu hành thì có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn thị giá của cổ phiếu.

Cũng từng có các tranh luận liên quan tới tài sản và tiêu sản. Tài sản giúp chúng ta (người chủ sở hữu công ty) thu được lợi nhuận, tiêu sản làm cho chúng ta bị mất tiền.

Nếu chúng ta mua được cổ phiếu của các công ty làm ăn tốt, lợi nhuận và EPS ngày càng tăng và nhà đầu tư hàng năm sẽ thu về được lợi nhuận thông qua cổ tức, hoặc bằng cách bán dần các cổ phiếu để thu hồi vốn đầu tư của mình, trong điều kiện giá ngày càng tăng tương ứng so với sự tăng trưởng của công ty, có nghĩa là chúng ta đang sở hữu một tài sản.

Nếu chúng ta mua cổ phiếu của các doanh nghiệp làm ăn bết bát, lợi nhuận giảm và thậm chí còn âm thì khả năng chúng ta bị thua lỗ cao và nếu doanh nghiệp thường xuyên thua lỗ tức là chúng ta đã mua phải tiêu sản.

Với nhà đầu tư giá trị, nếu giá qua phương pháp định giá thấp hơn một khoảng nhất định so với thị giá, tức là khi đó chúng ta có biên an toàn (MOS – margin of safety), vì trong tương lai công ty đó còn mang lại lợi nhuận cao hơn tức là thị giá sẽ ngày càng tăng.

Thị giá xác định qua cung – cầu, do đó có thể có các trường hợp thị giá vượt quá giá được định giá và khi đó nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi thị trường sụt giảm thì thị giá của cổ phiếu cũng giảm, trường hợp này chúng ta đã chứng kiến nhiều trong quá khứ khi dự báo lợi nhuận thấp trong khi P/E của cổ phiếu cao dẫn đến sự điều chỉnh.

Trong cùng một ngành, thường người ta sẽ có sự so sánh tương đối giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên với doanh nghiệp đầu ngành thì luôn có khoảng cách khá xa với doanh nghiệp còn lại. Ví dụ về bảo hiểm có BVH, ngân hàng của VCB luôn bỏ xa các đơn vị khác trong ngành về thị giá.

Để đánh giá một doanh nghiệp xem có nên đầu tư không, có nhiều yếu tố cần quyết định như ban lãnh đạo có đạo đức và năng lực không? Ngành còn hấp dẫn không? Chiến lược cạnh tranh thế nào? Đối thủ ra sao? Sản phẩm dịch vụ có tốt không? Khách hàng chấp nhận không?

Nếu định đầu cơ thì cứ mua giá A bán giá A+, có lãi là được, nước nổi bèo nổi. Tuy nhiên rủi ro có thể rất lớn nếu đầu cơ sai. Trong lý thuyết về đầu cơ, họ phải đặt ra ngưỡng cắt lỗ (tùy từng người, thường ở mức 5%-10%) để đảm bảo không bị lỗ quá nhiều cho một cổ phiếu.

GiaoThong, 12/2015 (cập nhật 12/2016)

#GiaoThong | #LuaChonCoPhieu

Bài 17: Giới thiệu các cuốn sách (nước ngoài) về chứng khoán – GiaoThong

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top