Bài 7: Tính chu kỳ của thị trường chứng khoán – GiaoThong

Tính chu kỳ của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) phụ thuộc vào nền kinh tế. Cả nền kinh tế lẫn TTCK đều có tính quy luật. Nếu nói một cách nôm na thì sự phát triển của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Mà con người thì tuân theo quy luật của tạo hóa, của âm dương ngũ hành.

Dù là chu kỳ của nền kinh tế hay của TTCK thì chúng ta cũng thấy nó chia rõ thành 4 mùa trong năm hay 4 quý trong sản xuất kinh doanh.

Dù là nhỏ lẻ hay BB (tay to trên TTCK), tuân theo quy luật thì sống, chống quy luật là chết.

Vì vậy TTCK không thể cứ lên mãi mà cũng không thể xuống mãi, có điều nó có thể lên xuống theo nhịp tăng (uptrend), hoặc lên xuống theo nhịp giảm (downtrend).

Chúng ta đầu tư trên TTCK tức là mua cổ phần của doanh nghiệp. Dù đầu cơ hay đầu tư cũng phải dựa vào nội tại của doanh nghiệp. Do đó các giai đoạn công bố thông tin rất quan trọng. Theo quy định thì thông thường sẽ công bố trong tháng kế tiếp của quý tiếp theo, tức là nếu kết thúc quý là ngày Q thì trong vòng Q+30 chúng ta sẽ có báo cáo tài chính (BCTC).

Một năm sẽ có 2 kỳ BCTC có thêm sự tham gia của kiểm toán, đó là 2 quý và cuối năm. Báo cáo giữa năm là báo cáo soát xét, báo cáo cuối năm là báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy nếu để tạo sóng lên xuống bằng cách ra tin thì thời điểm trước vào sau các kỳ báo cáo sẽ là thuận lợi nhuất, thuận theo quy luật nhất. Cũng cần lưu ý nhiều trường hợp sau khi soát xét hoặc sau khi kiểm toán thì đơn vị kiểm toán đưa ra các khuyến cáo cũng như đề nghị doanh nghiệp có các điều chỉnh, trong trường hợp đó kết quả từ báo cáo tài chính và báo cáo tài chính kiểm toán có thể lệch nhau (+ hoặc -).

Ví dụ trước khi có báo cáo vào cuối tháng 7, ra các tin tốt, đồn đoán về kết quả xuất sắc của doanh nghiệp, khi đó lòng tin tăng lên và giá cũng tăng để mua trước kết quả trong tương lai. Khi tin ra, có thể đã đạt kỳ vọng, có thể gây thất vọng, thì khi đó niềm tin giảm sút và giá rơi tự do, index lại trở về đến điểm mà ở đó các doanh nghiệp có giá đủ rẻ để một lượng tiền bắt đáy nhảy vào chặn đà rơi của cổ phiếu.

Cho nên muốn lên hay xuống thì dùng tin (tin tức). Lên dùng tin để xây dựng niềm tin. Xuống dùng tin để làm mất niềm tin

Những yếu tố mang tính quy luật sẽ trả lời câu hỏi về vùng trũng của thị trường, về các con sóng lớn và sóng nhỏ, về sự ra đi của một lớp NĐT già cỗi và sự kế tiếp của một lớp NDT mới.

GiaoThong – 07/2016

Q&A – cập nhật 12/2016

Q: BY Chào bác ! Một bài viết rất hay ạ !

Nhưng CKVN thật khó khi một số cp , nội bộ cty đã biết trước LN quý nên tin tức bị rò rỉ tạo điều kiện cho các tay to hay đội lái gom hàng và đẩy lên từ từ đến khi tin tốt bung ra thì coi như tất cả đã phản ánh vào giá . Tuy nhiên , kg phải tất cả .

Nhưng như thế , nhà đt nhỏ lẻ phải làm sao ? Vì nếu chờ ra bckd thì e là giá đã tăng rùi , có tăng tiếp cũng chẳng được là bao .Còn như kg chờ mà mua theo tín hiệu thì cũng có khi no đòn ví dụ như ITQ trần mấy phiên liền xong ra bckd q3 lỗ nên đội lái đã đẩy lên để thoát hàng .

Do vậy, đa số nhà đt tự tìm hiểu tình hình kd của DN và dự đoán rồi mua trước đón đầu . Nếu ra bc kg như dự đoán , bán luôn rồi chờ quý sau tính tiếp .

Thep bác . Nhà đt nhỏ lẻ phải làm sao ạ ?

A: Chào bác.

Nếu đầu tư trung và dài hạn (tạm coi là 1 năm trở lên) thì kết quả của 1 quý chỉ dùng để tham khảo, nhất là với những quý không đòi hỏi có báo cáo soát xét hay kiểm toán (vd quý 1 và quý 3).

Khi phân tích một doanh nghiệp, cần theo dõi số liệu của 3-5 năm trở lên và cũng tính luôn tính chu kỳ & mùa vụ của doanh nghiệp để xem khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Ví dụ các doanh nghiệp về xây dựng thường 3 quý đầu lợi nhuận và doanh thu thấp, quý 4 thường có doanh thu và lợi nhuận khủng do họ quyết toán các công trình. Các doanh nghiệp trong ngành giáo dục thì quý 3 lại là quý có doanh thu lớn do đó là mùa tựu trường.

Khi đã hiểu về ngành, về doanh nghiệp và theo dõi được tin tức của doanh nghiệp thì chúng ta có thể dự đoán sơ bộ khả năng hoàn thành kế hoạch. Nói về hoàn thành kế hoạch, cũng cần xem kế hoạch doanh nghiệp đặt ra cao hay thấp, khả năng hoàn thành kế hoạch của các doanh nghiệp trước đây như thế nào. Nếu lợi nhuận và kế hoạch lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước thì khả năng họ đạt và vượt kế hoạch là rất cao.

Trong cuốn Nhà đầu tư thông minh có nói tới việc chúng ta bỏ qua tin đồn và tin nội gián. Nếu chúng ta định giá được doanh nghiệp, giá cao hơn giá định giá thì chúng ta bán bớt, thấp hơn giá chúng ta đưa ra thì lại mua vào, thì lúc đó mới sống được với thị trường.

P.S Tôi chưa bao giờ coi ITQ là doanh nghiệp cơ bản nên không theo dõi nó. Nếu bác định đầu tư thì tìm doanh nghiệp nào có BĐH có thể tin cậy được để đầu tư.

Q: BY Dạ , OK và cảm ơn bác !
Có nghĩa là chúng ta nên lựa chọn tìm hiểu DN , lựa chọn vùng giá và thời điểm để mua chứ không phải đợi khi có bckd ra mới mua phải kg ạ ?

A: Đúng rồi bác, nguyên tắc là đặt ra giá trần, nếu vượt qua giá đấy chỉ có bán chứ không mua thêm, dưới vùng giá đó thì có thể mua thêm vào. Cũng cần lưu ý là đường giá do chúng ta đặt ra có thể thay đổi do sự thay đổi của nội tại doanh nghiệp. Ví dụ thời điểm này khi giá các cổ phiếu đang đi xuống, nếu đến vùng giá hợp lý có thể mua vào vì sắp có kết quả quý 4 rồi.

#GiaoThong | #LuaChonCoPhieu

Bài 17: Giới thiệu các cuốn sách (nước ngoài) về chứng khoán – GiaoThong

5 thoughts on “Bài 7: Tính chu kỳ của thị trường chứng khoán – GiaoThong”

  1. Em mong được hóng topic này: Chiến thuật giải ngân của NĐT giá trị”.
    Ví dụ mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm, NĐT GT có thể bổ sung một lượng vốn vào các CP ưa thích, thì chon thời điểm nào, căn cứ vào cái gì để có hiệu quả cao nhất?

    1. Chủ đề bác đưa ra rất hay. Theo tôi có lẽ nó sẽ phụ thuộc vào (a) nguồn vốn của NĐT (b) chu kỳ của nền kinh tế, của TTCK và của bản thân doanh nghiệp / cổ phiếu. Chắc là sẽ nghĩ thêm về chủ đề này rồi trao đổi thêm với bác nhé.

      1. Em đặt hang tiếp nhé: “Lạm phát với NĐT giá trị”. Thu hẹp hơn phạm vi là “lạm phát với cổ tức từ ĐT GT” tức là những người song bang cổ tức từ khoản đầu tư của mình đương đầu với lạm phát thế nào?
        kaka.

        1. Trong cuốn Nhà đầu tư thông minh, có nguyên Chương 2 nói về “Nhà đầu tư và lạm phát”, chứng tỏ nó rất quan trọng đối với việc đầu tư chứng khoán. Phần này cũng khất bác trao đổi chi tiết thêm sau.

  2. Cám ơn tác giả. Đoạn cuối bài trao đổi với độc giả đúng với cái tôi định hỏi. Vì tôi biết vài doanh nghiệp niêm yết lãnh đạo đều biết trước thông tin kết quả kd. Nên phím cho người nhà mua bán như có mắt như là tiên tri.
    Và đúng là như tác giả nói nếu ta có thể phân tích được DN dựa vào kết quả đã có, thì khả năng cao ta cũng đoán định được sự thành bại quý tới. (Đương nhiên ko fai 100%) nhưng khá thì cũng 7-8 phần. Và đúng là nếu tin kd khả quan thì đều tốt cho cả tay trong tay ngoài lẫn người mua như ta.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top