Bài 14: Góc nhìn về cổ phiếu công nghệ và phân phối hàng công nghệ – GiaoThong

Góc nhìn về cổ phiếu công nghệ và phân phối hàng công nghệ

Cổ phiếu công nghệ

Trong làng cômg nghệ (thông tin và viễn thông), một loạt doanh nghiệp phần mềm chưa lên sàn, trong khi đó có một số làm ăn rất tốt với EPS thậm chí lên tới 14K.

Các doanh nghiệp tích hợp hệ thống thuần túy như HPT, HiPT, One, CMT, SBD, HongCo, Tecapro… dư địa tăng trưởng không còn nhiều vì thậm chí anh cả trong lĩnh vực này là FIS của FPT cũng bị chững lại và đang thụt lùi ở một số lĩnh vực.

Các doanh nghiệp phân phối và bán buôn bán lẻ như DGW, MWG, TAG, PSD.. không xếp vào nhóm công nghệ vì họ đơn thuần làm thương mại, phần giá trị gia tăng về công nghệ không đáng kể.

Nhóm viễn thông khủng như Viettel, VNPT, VMS thì chưa lên sàn nên đưa vào so sánh sẽ khập khiễng. Duy nhất trong nhóm này có FPT Telecom thì đã hợp nhất trong báo câo của FPT. Các đơn vị mang tính địa phương như SPT chưa được nhắc đến nhiều. Những đơn vị như VNPT không lên sàn nên không nên đề cập, nếu không sẽ phải so với Viettel.

Nếu nói tới những đơn vị làm về công nghệ như FPT, CMG thì nên nói thêm tới các đơn vị ELC, ONE, HPT, HIG, CMT, Tinh Vân, SBD… những đơn vị làm về tích hợp hệ thống, phần mềm, viễn thông với đúng chất công nghệ.

Ngoài các doanh nghiệp về tích hợp hệ thống, viễn thông thì số doanh nghiệp phần mềm chuyên về gia công cho nước ngoài cũng rất lớn. Tuy nhiên phần lớn họ không phải là công ty đại chúng. Một số doanh nghiệp phần mềm như MISA có tỷ suất lợi nhuận cực cao và mạng lưới khách hàng rất rộng.

FPT chững lại tại Việt Nam nên có xu hướng toàn cầu hóa (đánh các thị trường nước ngoài). Ngoài ra FPT cũng đẩy mạnh nhiều mảng khác ngoài công nghệ, ví dụ phần giáo dục, đào tạo, phân phối, bán lẻ.

CMG có xu hướng đẩy mạnh các mảng khách hàng doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tích hợp hệ thống còn lại cát cứ ở một số khách hàng ruột, ví dụ các ngân hàng, một số bộ ban ngành.

Trong lĩnh vực công nghệ, có thể duy trì phát triển ổn định, nhưng muốn đột phá là rất khó. Vì vậy trừ khi có những doanh nghiệp tăng trưởng do tái cấu trúc thành công (CMG là ví dụ) thì có thị giá tăng từ những mức 6-7K lên thành 14-15K, chứ còn các doanh nghiệp khác tăng mạnh là khó.

Vài thông tin về cổ phiếu (doanh nghiệp) phân phối hàng công nghệ

Ngành phân phối

  • Trong lĩnh vực phân phối hàng công nghệ có các đơn vị lớn như FPT (FTG/FDC), DGW, PSD. Ngoài ra có những nhà phân phối điện thoại khủng như May Man nhưng ít người biết đến họ. Cũng có nhiều nhà phân phối nhỏ hơn và không có mặt trên sàn như CMC, Viettel, Vĩnh Xuân, Viễn Sơn…
  • Phân phối phụ thuộc vào hãng. Hãng thì trồi sụt theo hàng năm và nhiều khi chỉ chết vì tung ra các model điện thoại không như kỳ vọng (HTC từng là tượng đài và chết vì như thế. Các tên tuổi như BB đang mất dần. Samsung triệu hồi và hủy Note7 làm ảnh hưởng tới không chỉ hãng mà cả nền kinh tế Việt Nam)
  • Điện thoại chuyển dịch từ feature phone sang smartphone
  • Phần laptop, pc, linh kiện đi ngang và giảm dần.
  • Cạnh tranh khốc liệt, margin thấp, giá giảm mạnh khi có model mới. Model mới ra rất nhanh vì vòng đời ngày càng ngắn
  • Nợ phải thu là vấn đề lớn, khả năng quản trị vòng quay vốn, vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho là vấn đề
  • Các hãng có xu hướng bán trực tiếp tới retailer lớn như MWG, FShop bỏ qua NPP để bớt chi phí gián tiếp. Các đơn vị chiếm thị phần lớn (vd TGDD, Điện Máy Xanh có thể ép ngược về sản phẩm, giá và chính sách tới nhà sản xuất). Các hãng lớn nước ngoài như Apple, Huawei… có xu hướng làm việc trực tiếp với đại lý bán lẻ
  • Các cửa hàng nhỏ, các chuỗi bé bị cạnh tranh nhiều nên đang chết dần
  • Vấn nạn hàng xách tay, hàng trốn thuế
  • Lợi ích cổ đông nhỏ lẻ so với cổ đông nội bộ và cổ đông lớn
  • FPT có xu hướng muốn bán mảng phân phối mặc dù hiện tại họ có thị phần lớn nhất và mảng này cũng mang lại tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận lớn nhất.
  • Về lâu dài, vai trò và giá trị gia tăng của các nhà phân phối càng ít, nhiều trường hợp làm theo fulfillment với margin cực thấp và rủi ro lớn.
  • Ngành phân phối sẽ bị mai một vì các nhà sản xuất có xu hướng bán trực tiếp tới đại lý bán lẻ và người tiêu dùng, hạn chế thông qua kênh trung gian. Trước đây kênh phân phối ngoài nhà phân phối còn thêm các ông bán sỉ (hay gọi là master dealer). Giờ master dealer chết chắc gần hết.
  • Các hãng sẽ làm trực tiếp tới các đại lý bán lẻ kiểu chuỗi hoặc trung tâm điện máy như MWG, TAG, FSHOP… Họ cũng có thể mở các store trực tiếp bán tới người tiêu dùng cuối (như của Apple) hoặc bán thông qua nhà mạng (Vinaphone, Mobifone hoặc Viettel).
  • Bài toán tương lai là như vậy, trước mắt thì các đơn vị phân phối vẫn sống khỏe.

PSD

  • Nguyên bản là anh Thi (Việt kiều) trước làm cho hãng BCG có làm một FS về phân phối cho PET về điện thoại, sau đó làm chủ tịch kiêm TGD của PSD. Tới 2012 thì hai bên chia tay, cũng có nhiều thay đổi về lãnh đạo và chính sách nên công ty không còn mạnh. Chứ trước đó họ khá bài bản, có nhiều chi nhánh và kho tại nhiều địa phương.
  • Thời kỳ đầu PSD có lợi thế về vốn từ PET. Sau khi làm tốt điện thoại họ mở rộng sang laptop, linh kiện máy tính và phần mềm MS.

DGW

  • Mới lên sàn chưa lâu.
  • DGW từng là công ty gia đình, do anh Việt (vợ là chị Trang) và chị Phương lập ra.
  • Họ có gọi được vốn đầu tư mạo hiểm để phát triển kinh doanh phân phối sản phẩm công nghệ thông tin (chủ yếu laptop). Về sau này mở rộng ra phần điện thoại với các đơn hàng fulfillment của Nokia. Khi xây dựng thêm được kênh của điện thoại thì có bán thêm các sản phẩm điện thoại của TQ. Khi mất mảng Nokia thì DGW gặp nhiều khó khăn, không dễ để thay thế bằng sản phẩm smartphone của Trung Quốc.

GiaoThong – 05/2016

#GiaoThong | #LuaChonCoPhieu

Bài 17: Giới thiệu các cuốn sách (nước ngoài) về chứng khoán – GiaoThong

14 thoughts on “Bài 14: Góc nhìn về cổ phiếu công nghệ và phân phối hàng công nghệ – GiaoThong”

  1. Hôm nọ em được giới thiệu cp này. Mới nghe thì thấy hay, nhưng nhìn vào kết quả kq thấy càng ngày càng giảm. In giấy cũng khủng. Môi trường kinh doanh thì phụ thuộc quá nhiều bên ngoài. Cổ tức thì mấy năm mới có 1k. Chưa tìm được điểm hay của nó. Vậy mà có vẻ đang là hiện tượng hot.

    1. Khi cảm thấy không thực sự yên tâm thì bỏ qua thôi bác, cơ hội rất nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính kỷ luật để quản trị rủi ro. Nói chung mất tiền nhanh hơn được tiền.

  2. Ở đây có trao đổi cụ thể về các mã CK ko hả bác? hay chỉ bàn về lý thuyết? Phần comment này nếu thêm được các icon nữa thì sinh động hơn.
    Font chữ hơi khó dùng, hay mất dấu bác ạ.

    1. Trao đổi các mã cụ thể được chứ bác.

      Phần comment này có sẵn nên cũng khó để thay đổi. Phần gõ tôi thấy bình thường (trên cả laptop, mobile), bác thử xem lại bộ gõ tiếng Việt.

  3. Em có cả DPM và NT2, đang cân nhắc để gia tang tỷ trọng. ĐT dài hạn.
    Cả 2 mã đều xử dụng nguyên lieu đầu vào là khí.
    Triển vọng dài hạn thì NT2 có vẻ sang sủa hơn chút vì it bị cạnh tranh hơn.
    Cơ cấu tài chính thì DPM ổn hơn, vì NT2 vay ngoại tệ và sắp đầu tư NT3, NT4. Nhưng DPM lại dính vụ PVtex.
    DPM có truyền thong cổ tức TM tốt, nhưng sắp tới ko biết có duy trì được ko.
    Bác cho em vài nhận xét để có quyết định dễ dàng hơn.
    PS: bây giờ và mãi mãi, luôn chịu trách nhiệm với quyết định của mình, never claim.

    1. Phần này mình làm một bài riêng để trao đổi bác nhé. Tôi sẽ phải xem báo cáo của các công ty này vì lâu rồi không theo dõi chúng.

    2. Chào bác, chưa kịp đọc thêm tài liệu để trao đổi với bác về 2 mã này thì nhận được thông tin từ bài viết http://cafef.vn/dam-phu-my-dieu-chinh-giam-18-ke-hoach-loi-nhuan-2016-vao-phut-bu-gio-20170104150910931.chn. Với thông tin này thì bác cần xem xét kỹ lý do tại sao DPM lại giảm mạnh lợi nhuận và doanh thu. Đây sẽ là cơ hội mua hàng giá rẻ hay là lúc cần cơ cấu lại danh mục.

  4. Em hỏi và đưa ra nhiều yêu cầu quá rồi nhỉ.
    Khi nào bác có thời gian thì lại đặt hang tiếp…

    1. Trao đổi là tốt mà bác, cả hai đều có thêm thông tin. Nếu bác có thêm các chia sẻ gì thì bác cứ post lên, những cái gì trao đổi được luôn thì mình trao đổi luôn, cái gì cần tìm hiểu thêm thì cần thêm thời gian rồi lại trao đổi tiếp. 😀

Leave a Reply to xebocaitien Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top